Việt Nam có rất nhiều cây cầu nổi tiếng không chỉ về quy mô mà còn về ý nghĩa lịch sử và văn hóa. Những cây cầu này không chỉ là công trình kiến trúc độc đáo mà còn là điểm đến du lịch hấp dẫn. Cầu Long Biên, Cầu Rồng, Cầu Mỹ Thuận, Cầu Cần Thơ, và Cầu Nhật Tân đều là những cái tên không thể bỏ qua khi nói về những cây cầu nổi tiếng nhất ở Việt Nam. Trong bài viết này https://cuulongcipm.com.vn/ sẽ giới thiệu với bạn đọc top 5 cây cầu nổi tiếng nhất Việt Nam
Tóm Tắt
Cầu Long Biên – Biểu tượng lịch sử của Hà Nội
Cầu Long Biên là một trong những cây cầu lâu đời nhất ở Việt Nam, xây dựng từ năm 1902. Cầu Long Biên kết nối quận Hoàn Kiếm với quận Long Biên của thủ đô Hà Nội, là chứng nhân lịch sử của thời kỳ chống Pháp, Chống Mỹ. Cầu Long Biên thu hút lượng lớn khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan, đây cũng là điểm check in được các bạn trẻ rất ưa thích trong thành phố. Dưới đây là một số thông tin quan trọng về Cầu Long Biên
- Thời gian xây dựng đến khi hoàn thành: 09/1898 – 02/1902
- Đơn vị thi công: Hãng Daydé & Pillé thi công phần chính – đoạn giữa bắc qua sông. hãng Schneider & CIE thi công đoạn từ phần chính sang ga long biên. Đoạn dẫn cầu do nha công chính đông dương phụ trách
- Chiều dài: 2290 m qua sông Hồng và 896 m cầu dẫn. Tổng chiều dài là 3186 m
- Số nhịp: 19 nhịp dầm thép dạng mút thừa có nhịp treo
- Trụ cầu: Tổng số có 20 trụ cầu, sâu 30m, chiều cao tính từ mực nước thấp nhất là 13,5m
- Vật liệu chính: Thép, bê tông. Tổng số đã có 30.000 m³ đá, 5600 tấn thép cán, 137 tấn gang, 165 tấn sắt, 7 tấn chì
- Cấu trúc: gồm 2 làn đường bộ ở 2 bên và 1 làn đường sắt ở giữa
- Điểm đặc biệt: Luồng giao thông qua cầu đi xuôi về phía trái chứ không đi xuôi về bên phải như những cây cầu khác
- Số lần sửa chữa: 7 lần ( 1945, 1967 – 1972, 1973 – 1975, 1986 – 1989, 2005, 2015 – 2017, 2020)
- Chi phí xây cầu: 6.200.000 franc Pháp
Cầu Rồng – Kiệt tác hiện đại của Đà Nẵng
Nếu bạn đến Đà Nẵng, hãy chắc chắn ghé thăm Cầu Rồng. Cầu được thiết kế với hình dáng con rồng vàng, biểu tượng của sự thịnh vượng. Cầu Rồng không chỉ nổi bật với kiến trúc độc đáo mà còn có các màn biểu diễn lửa và nước vào mỗi cuối tuần, thu hút rất nhiều du khách.
Dưới đây là một số thông tin quan trọng về cầu Rồng dưới góc độ kỹ thuật xây dựng
- Cầu Rồng bắc qua sông Hàn, tạo ra con đường ngắn nhất từ nội thành Đà Nẵng với sân bay quốc tế Đà Nẵng
- Chiều dài: 666,565 m
- Chiều rộng: 37,5 m
- Thời gian khởi công đến khi hoàn thành: 19/7/2009 29/03/2013
- Kinh phí: 88.000.000 usd – 1,5 nghìn tỷ VNĐ
- Nhà thầu: Tổng công ty xây dựng công trình số 1 – dựa trên thiết kế của Ammann & Whitney Consulting Engineers với tập đoàn Louis Berger
- Số làn xe: 6 làn
- Số nhịp cầu: 5 nhịp chính và 4 nhịp dẫn. 5 nhịp chính bao gồm: nhịp chính dài 200m, 2 nhịp bên mỗi nhịp dài 128m, nhịp đuôi dài 64,15 m, nhịp đầu rồng : 72 m
- Trụ cầu: Cầu rồng có 5 trụ
- Vật liệu chính: Thép
Cầu Mỹ Thuận – Cầu nối giữa Tiền Giang và Vĩnh Long
Cầu Mỹ Thuận là cây cầu dây văng đầu tiên ở Việt Nam, nối liền hai tỉnh Tiền Giang và Vĩnh Long. Cầu Mỹ Thuận không chỉ có kiến trúc hiện đại mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối giao thông và phát triển kinh tế khu vực.
Dưới đây là những thông tin chi tiết về cầu Mỹ Thuận
- Cầu Mỹ Thuận nối liền 2 tỉnh Tiền Giang và Vĩnh Long, là huyết mạch kinh tế của khu vực miền tây nam bộ và TP. Hồ Chí Minh
- Loại cầu: Cầu dây văng
- Chiều dài: Tổng chiều dài cầu là 1.535 mét
- Chiều rộng: Cầu rộng 23,6 mét,
- Cấu trúc: bao gồm 4 làn xe cơ giới và 2 lề bộ hành
- Chiều cao tĩnh không: 37,5 mét, cho phép tàu bè lớn đi qua dưới cầu
- Trụ cầu: Cầu có 4 trụ chính, với 2 trụ chính cao 123,9 mét
- Vật liệu: Bê tông cốt thép và thép
- Thời gian khởi công đến khi hoàn thành: 1997 – 2000
- Kinh phí: 90,86 triệu tương đương 2000 tỷ đồng
Cầu Cần Thơ – Công trình vượt sông Hậu hiện đại
Cầu Cần Thơ là một trong những cây cầu dây văng lớn nhất Đông Nam Á, bắc qua sông Hậu, nối liền Cần Thơ và Vĩnh Long. Cầu được hoàn thành vào năm 2010 và là niềm tự hào của người dân miền Tây. Đây là công trình mang lại sự thuận lợi trong giao thông và góp phần phát triển kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Dưới đây là một số thông tin quan trọng về cầu Cần Thơ
- Cầu Cần Thơ nối liền 2 bờ sông Hậu, kết nối thành phố Cần Thơ với Tỉnh Vĩnh Long
- Chủ đầu tư: Bộ Giao thông Vận tải- Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận
- Thời gian khởi công đến khi hoàn thành: 25/09/2004 – 24/04/2010
- Loại cầu: Cầu dây văng
- Chiều dài: Tổng chiều dài cầu là 2.750 mét
- Chiều rộng: Cầu rộng 23,1 mét,
- Số làn xe: 4 làn xe cơ giới và 2 lề bộ hành
- Chiều cao tĩnh không: 39 mét, cho phép tàu bè lớn đi qua dưới cầu
- Trụ cầu: Cầu có 6 trụ chính, với 2 trụ tháp cao 175,3 mét
- Vật liệu xây dựng chính: Bê tông cốt thép và thép
- Nhà thầu: nhà thầu chính TKN ( Liên danh Taisei – Kajima – Nippon Steel) Nhà thầu phụ VSL của Thụy Sĩ, liên doanh Việt Nhật về kết cấu thép – Mitsui Thăng Long
- Kinh phí: 4800 tỷ đồng
Cầu Nhật Tân – Cầu dây văng lớn nhất Hà Nội
Cầu Nhật Tân là cây cầu dây văng hiện đại bắc qua sông Hồng, kết nối trung tâm Hà Nội với sân bay Nội Bài. Cầu Nhật Tân không chỉ đóng vai trò quan trọng trong hệ thống giao thông của Hà Nội mà còn là điểm đến thu hút du khách với thiết kế hiện đại và cảnh quan tuyệt đẹp.
Dưới đây là thông tin chi tiết về cầu Nhật Tân
- Cầu Nhật Tân nối liền trung tâm Hà Nội với sân bay Nội Bài
- Thời gian khởi công đến khi hoàn thành: 07/03/2009 – 04/01/2005
- Chủ đầu tư: Ban Quản lý dự án 85 (PMU85) trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải
- nhà thầu: Liên danh nhà thầu Sumitomo Mitsui Construction Co., Ltd. và Công ty Cổ phần Cầu 12
- Loại cầu: Cầu dây văng
- Chiều dài: Tổng chiều dài cầu là 3.750 m
- Chiều rộng: Cầu rộng 33,2 m
- Số làn: 4 làn xe cơ giới, 2 làn xe thô sơ và 2 lề bộ hành
- Chiều cao tĩnh không: 81 m, cho phép tàu bè lớn đi qua dưới cầu
- Trụ cầu: Cầu có 5 trụ tháp chính
- Vật liệu xây dựng: Bê tông cốt thép và thép
- Số vốn đầu tư: 13.626 tỷ vnđ